Note 2: Công Cụ Làm Lapbook

Bước đầu tiên để làm một Lapbook là bạn phải có đầy đủ các công cụ cơ bản. Vậy thì các công cụ ấy là gì?

 

1. Kho lưu trữ

Bạn cần có một dụng cụ dùng để lưu trữ các Lapbook đã được tạo ra, ví dụ như các thùng nhựa hoặc thùng giấy chuyên dùng để đựng các hồ sơ. Một số dụng cụ có thể sử dụng để giữ các Lapbook:

 

2. Vật liệu làm khung lapbook

Theo cách truyền thống, lapbook được tạo nên từ một bìa giấy (khổ 31x24cm) trải phẳng sau đó gấp thành 3 mặt.

Vì loại bìa giấy này khó tìm ở Việt Nam, nên mình sẽ cung cấp cách làm từ hai tờ A4 bìa cứng.​

- Ghép hai tờ bìa cứng A4 cạnh nhau. Dùng 1 băng giấy mỏng cùng màu dán nối lại như bản lề. Gấp phần thừa của băng giấy vào mặt trong

- Gấp đôi mỗi tờ bìa A4 theo chiều dọc

- Dùng 1 tờ A4 cùng màu, mỏng hơn tờ bìa, dán đè lên mặt chính diện của lapbook để che rãnh ghép và phần gấp vào của băng giấy.

Bạn có thể dán các hồ sơ lại với nhau để tạo thành một chuỗi bài học trong một chủ đề lớn. Ví dụ, bạn có chủ đề lớn đang tìm hiểu là “Động vật có xương sống”, như vậy nghĩa là các chủ đề nhỏ của bạn sẽ bao gồm: “Cá”, “Lưỡng cư”, “Bò sát”, “Chim” và “Thú”. Bạn sẽ chuẩn bị 5 hồ sơ (File Folders), mỗi một hồ sơ thể hiện một chủ đề nhỏ. Chỉ cần dán các hồ sơ đó thành một chuỗi, nghĩa là bạn đã có một phương thức thể hiện và lưu trữ thông tin cho chủ đề “Động vật có xương sống”.

3. Giấy

Bạn sẽ phải chuẩn bị một số loại giấy tốt (thường là loại giấy dày) để in hoặc dán các thông tin trong bài học/ chủ đề lên.

4. Giấy màu trơn (card stock)

Một bộ sưu tập các giấy màu trơn với đủ màu sắc thường là sự lựa chọn ổn vì bạn sẽ phải dùng chúng rất nhiều để làm các mô hình hoặc để dán các thông tin đã được in lên, với mục đích là làm cho các thông tin ấy trở nên nổi bật. Bạn nên mua các giấy có màu đẹp, giấy không quá dày để dễ dàng thực hiện các thao tác gấp, cắt nhưng cũng đừng quá mỏng vì sẽ làm cho giấy quá dễ thấm keo, hồ và rách.

5. Keo dán

Keo dán là một công cụ cực kì quan trọng để dán các bộ phận của Lapbook lại với nhau. Bạn nên dùng băng keo hai mặt hoặc là hồ khô, hạn chế hoặc không nên dùng hồ nước vì nó sẽ làm cho bề mặt giấy dễ bị nhăn hoặc khi dán sẽ dễ bị bẩn.

 

6. Đinh ghim, dập ghim

Một số loại đinh nhỏ dùng để đóng lên giấy sẽ khá là hữu ích nếu trong Lapbook của bạn có sử dụng các Template như bánh xe hoặc các thẻ được gắn lại thành tập (Fan books) (Công dụng của các Template này như thế nào sẽ được viết một cách đầy đủ hơn ở phần sau).

 

7. Bút màu

Dĩ nhiên rồi, bạn cần chúng để tô màu. Một số các loại màu nên được chuẩn bị: màu chì, màu sáp, bút dạ, v.v...

 

8. Các món trang trí khác

Bạn có thể sử dụng một số các đồ trang trí linh tinh khác để trang trí cho Lapbook như: Nút, ruy băng, Tem, các Sticker dùng để dán với nhiều chủ đề khác nhau v.v...

 

9. Các dụng cụ khác

Một số dụng cụ quan trọng khác cần chuẩn bị là:

- Kéo

- Bấm ghim

- Kẹp giấy

​Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, câu hỏi tiếp theo của chúng ta sẽ là: Vậy nên làm một Lapbook theo các bước nào?



Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *